Tổ chức sự kiện tiếng anh là gì? Các thuật ngữ phổ biến

Trên thực tế, bất kỳ ngành nghề nào cũng có những thuật ngữ riêng, và ngành tổ chức sự kiện cũng không ngoại lệ. Do đó, để đạt được thành công và nâng cao kỹ năng giao tiếp, ngay từ khi mới bước vào nghề, chúng ta nên chủ động tìm hiểu các thuật ngữ tiếng Anh trong tổ chức sự kiện và tất cả các thuật ngữ chuyên ngành liên quan. Bài viết sau đây của RoyEvent sẽ chia sẻ thông tin về chủ đề này để bạn đọc cùng tham khảo.

Tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?

Tổ chức sự kiện được dịch sang tiếng Anh là Event Management
Tổ chức sự kiện được dịch sang tiếng Anh là Event Management

Khi muốn theo học hoặc tham gia vào một ngành nghề nào đó, chúng ta cần tìm hiểu tất cả các thuật ngữ có liên quan. Vậy tổ chức sự kiện tiếng Anh là gì? Tổ chức sự kiện được dịch sang tiếng Anh là Event Management. Đây là quá trình tổ chức và thực hiện các công việc để chuẩn bị cho một chương trình, buổi lễ, hoặc sự kiện sắp diễn ra.

Quá trình tổ chức một sự kiện phải trải qua nhiều giai đoạn. Từ khi hình thành ý tưởng ban đầu, lên kịch bản chương trình; công tác chuẩn bị trước sự kiện, cho đến khi sự kiện diễn ra và kết thúc, cùng với công việc dọn dẹp hậu trường và đánh giá kết quả sau chương trình.

Ở Việt Nam, tổ chức sự kiện được áp dụng cho mọi lĩnh vực của đời sống với đa dạng hình thức như khai trương, khánh thành, động thổ, lễ hội, triển lãm, họp báo, hội chợ, hội nghị, hội thảo, v.v. Ngoài ra, còn có những buổi lễ tiệc dành cho cá nhân và gia đình như đám cưới, mừng thọ, sinh nhật, kỷ niệm, v.v.

Top 50+ thuật ngữ thường dùng trong tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện là gì? Tổ chức sự kiện là một ngành nghề đặc thù, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và nhiều kỹ năng cần thiết. Quá trình làm việc trong ngành này bao gồm nhiều công đoạn khác nhau như lên ý tưởng, xây dựng sự kiện, và công tác hậu cần.

Do đó, việc nắm bắt các thuật ngữ bằng tiếng Anh sẽ giúp người trong nghề nâng cao sự chuyên nghiệp trong giao tiếp và công tác phục vụ. Dưới đây là hơn 50 thuật ngữ thường được sử dụng trong tổ chức sự kiện mà bạn nên tham khảo:

  • Plan an event: Lên kế hoạch tổ chức sự kiện.

  • Event planner: Người lên kế hoạch tổ chức sự kiện.

  • Event company: Công ty sự kiện.

  • Event organization company: Công ty tổ chức sự kiện.

  • Event management: Quản lý sự kiện.

  • Event organizer: Nhân viên tổ chức sự kiện.

  • Event executive: Điều hành sự kiện.

  • Agency: Các công ty cung cấp về dịch vụ truyền thông.

  • Celebrity hoặc Celeb (Việt Nam thường gọi tắt là Celeb): Người nổi tiếng, khách mời nổi tiếng trong sự kiện.

  • Podium: Bục sân khấu

  • Lav mic: Mic không dây đeo tại cổ áo có kích cỡ rất nhỏ

  • Guiding board: Bảng chỉ dẫn thông tin

  • Feedback: Những ý kiến, góp ý của khách mời về sự kiện

  • Gala dinner: Buổi tiệc diễn ra vào buổi tối hoặc chiều muộn

  • Guest: Những khách mời tham dự

  • ­In house hoặc indoor event: Sự kiện trong nhà

  • Out house hoặc outdoor event: Sự kiện ngoài trời

  • Wings: Cánh gà

  • Agenda: Phần lịch trình các tiết mục

  • AV system: Hệ thống âm thanh và ánh sáng sự kiện

  • Audio visual aids : Phụ kiện nghe nhìn

  • Banquet event order (BEO): Bảng tóm tắt để sắp xếp sự kiện

Tổ chức sự kiện là một ngành nghề đặc thù, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và nhiều kỹ năng cần thiết.
Tổ chức sự kiện là một ngành nghề đặc thù, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và nhiều kỹ năng cần thiết.
  • F&B (Food and beverage): Đồ ăn và nước uống

  • Budgetary philosophy: Bản dự trù chi phí

  • Revenues and expenses: Các khoản thu chi

  • Crowd control: Bản hướng dẫn để ổn định trật tự sự kiện

  • Rehearsal: Tổng duyệt

  • Stage platform: Phần sàn sân khấu

  • Deadline: Thời hạn sự kiện kết thúc

  • Master of the Ceremonies: Người dẫn chương trình (MC)

  • Feedback: Những ý kiến, góp ý của khách mời về sự kiện

  • Gala dinner: Buổi tiệc diễn ra vào buổi tối hoặc chiều muộn

  • Emergency action plan: Kế hoạch hành động ngay tập lực khi có vấn đề phát sinh.

  • Badge: Huy hiệu, thẻ nhân viên

  • Foyer: Sảnh

  • Tablecloth: Khăn trải bàn

  • Chair cover: Khăn phủ ghế

  • Onsite: Chỉ nơi diễn ra sự kiện

  • Print broker: Nhân viên phụ trách việc in ấn

  • Follow-up: Một loạt các hoạt động diễn ra sau sự kiện

  • Honored guest: Vị khách VIP xuất hiện tại sự kiện

  • Event coordinator: Điều phối viên tổ chức sự kiện

  • Celebrity: Khách mời nổi tiếng, ví dụ như ca sĩ, nghệ sĩ

  • Master Plan: Kế hoạch sự kiện tổng thể

  • Schedule: Tiến độ thực hiện sự kiện

  • Event venue: Địa điểm tổ chức

  • Confetti canon: Máy bắn pháo, kim tuyến chào mừng

  • Rounds: Bàn tiệc dạng hình tròn

  • Opening ceremony: Lễ khai mạc, khai trương

  • Opening speech: Bài phát biểu khi khai mạc sự kiện

  • Year End Party: Tiệc liên hoan cuối năm

Phân loại tổ chức sự kiện theo tên gọi Tiếng Anh

Hiện nay các loại hình sự kiện ở Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng, nhiều chương trình tổ chức hoành tráng, quy mô lớn với ý tưởng độc đáo. Khi phân loại tổ chức sự kiện theo tên gọi tiếng anh sẽ gồm có những loại hình sau:

PR Event: Sự kiện quảng cáo thương hiệu

PR Event, hay sự kiện quảng cáo thương hiệu, là một hoạt động được tổ chức nhằm mục đích quảng bá và nâng cao nhận thức về thương hiệu, sản phẩm, hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp. Các sự kiện này thường được thiết kế để tạo ra sự tương tác trực tiếp với khách hàng, giới truyền thông, và các bên liên quan khác, giúp tạo dựng hình ảnh tích cực và tăng cường mối quan hệ với công chúng. PR Event có thể bao gồm các hoạt động như họp báo, lễ ra mắt sản phẩm, hội thảo, triển lãm, và các sự kiện cộng đồng khác.

  • Press release: Các hoạt động thông cáo báo chí.

  • Customer Conference: Hội nghị khách hàng, lễ tri ân khách hàng.

  • Grand Opening: Lễ khai trương.

Activation Event: Sự kiện marketing thương hiệu

Việc trau dồi kiến thức chuyên ngành sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công và phát triển trong sự nghiệp tổ chức
Việc trau dồi kiến thức chuyên ngành sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công và phát triển trong sự nghiệp tổ chức

Activation Event, hay sự kiện marketing thương hiệu, là một hoạt động nhằm mục đích kích hoạt và thúc đẩy sự tương tác trực tiếp giữa thương hiệu và khách hàng. Mục tiêu chính của sự kiện này là tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ, khuyến khích khách hàng tham gia và kết nối sâu sắc hơn với thương hiệu. Thông qua các hoạt động tương tác, mẫu dùng thử, trò chơi, và trải nghiệm thực tế, Activation Event giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng và xây dựng lòng trung thành từ khách hàng.

  • Product Launch Event: Sự kiện ra mắt sản phẩm mới của thương hiệu.

  • Event show: Buổi trình diễn.

  • Game activities, Shopper Event: Các sự kiện diễn ra tại điểm bán.

Public Event: Sự kiện mang tính cộng đồng

  • Các hoạt động, sự kiện liên quan đến cộng đồng như trao học bổng cho trẻ em nghèo vùng cao, hiến máu nhân đạo, kêu gọi từ thiện…

  • Sự kiện tổ chức mang tính chất vùng miền hoặc quốc gia như các lễ hội truyền thống, tiệc đình làng…

Contest: Các giải đấu mang tính giải trí

  • Các cuộc thi mang tầm cỡ lớn như cuộc thi vẽ, sự kiện thi đấu giải thể thao, thi toán học, hóa học…

  • Chương trình ca nhạc (music show), biểu diễn nghệ thuật, thời trang.

  • Gameshow gốm có các Trò chơi truyền hình mang tính giải trí.

Festive events: Lễ hội, sự kiện liên hoan

  • Sự kiện tổ chức cho các chương trình hội chợ.

  • Sự kiện triển lãm về tranh ảnh, đồ cổ, sách…

  • Festival là những lễ hội văn hóa thể hiện nét đẹp truyền thống.

Trade Marketing: Hoạt động tiếp thị thương mại

  • Các hoạt động, sự kiện về marketing thương mại.

  • Hoạt động ra mắt sản phẩm mới của thương hiệu, doanh nghiệp.

  • Lễ ký kết hợp đồng để cùng hợp tác, phát triển kinh doanh.

Kết luận

Việc hiểu rõ các thuật ngữ phổ biến trong ngành tổ chức sự kiện bằng tiếng Anh không chỉ giúp bạn nâng cao kỹ năng chuyên môn mà còn tạo nên sự chuyên nghiệp trong công việc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về “tổ chức sự kiện tiếng Anh là gì” và nắm bắt được các thuật ngữ cần thiết để áp dụng vào thực tế. Việc trau dồi kiến thức chuyên ngành sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công và phát triển trong sự nghiệp tổ chức sự kiện của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *